Kết nối mạch nạp Burn-E với Arduino UNO theo thứ tự chân như sau, bên trái là mạch nạp Burn-E bên phải là Arduino UNO
MCLR <===> RES (Reset)
VDD <===> 5V
GND <===> GND
PGD <===> 12
PGC <===> 13
AUX <===> ~11
Mạch nạp Burn-E để jumper ở mức cấp nguồn 5v. Arduino không kết nối với bất kỳ ngoại vi nào khác
Cắm mạch nạp Burn-E vào cổng USB máy tính và trên giao diện phần mềm Burn-E Programmer chọn loại chip là ATmega ISP (1). Sau đó bấm chọn nút Detect Device (2), mạch nạp sẽ nhận ra chip là ATmega328P(A). Cuối cùng bấm chọn nút Read All (3), mạch nạp sẽ đọc toàn bộ file hex và fuse bits.
Xem video ở đây
Đối với MEGA2560
MCLR <===> RESET
VDD <===> 5V
GND <===> GND
PGD <===> 50
PGC <===> 52
AUX <===> 51
Ý nghĩa một số fuse
nCKDIV8: Chia xung đồng hồ cho 8
nBODEN: Cho phép phát hiện sụt áp hay không (Brown-out detector enable)
SUT1, SUT0: Delay sau khi cấp nguồn hoặc reset rồi mới chạy dòng lệnh đầu tiên
nOCDEN: Là bit cho phép debug hay không
nEESAVE: Nếu chọn bit này thì EEPROM được giữ nguyên khi nạp lại code của chip. Ngược lại thì khi nạp code EEPROM cũng bị xóa theo.
nJTAGEN: JTAG là giao thức dùng để nạp code và gỡ lỗi. Bit này cho phép hoặc không cho phép JTAG hoạt động
nBOOTRST: Cho phép chạy chương trình bootloader trong vùng lưu trữ bootloader
nSPIEN: Cho phép giao tiếp SPI
nWDTON: Cho phép watch dog timer
Comments
Post a Comment